NGHỀ NAIL TRÊN ĐẤT MỸ CÓ THỰC SỰ HÁI RA TIỀN?

Tippi Hedren, nữ minh tinh Hollywood nổi tiếng với bộ phim kinh dị “The Birds” có lẽ không hề ngờ rằng cái ngày bà mang thợ làm nail của mình dạy nghề cho 20 phụ nữ Việt tại Hope Village (California) năm 1975 lại trở thành ngày khai sinh ra một “nghề truyền thống” của người Việt tại Mỹ. Bằng sự khéo léo của mình. Các thợ nail Việt Nam đã tạo nên “thương hiệu” nổi tiếng trong nghề làm nail tại Mỹ.

1. Ganh đua khắc nghiệt

Ở Mỹ ai cũng biết làm nail là nghề kiếm tiền nhanh nhất, dễ nhất. Không ít những “giấc mơ Mỹ” của người Việt đã được hiện thực hóa từ những đồng đô la họ góp nhặt từ nghề sơn sửa móng, vì thế cuộc canh tranh giữa các tiệm nails càng lúc càng khốc liệt. Nhiều người nghĩ rằng giữa người Việt với người Việt ở đất khách này sẽ tương trợ và giúp đỡ. Dù là giữa các tiệm nails hay các thợ làm nail đều có đầu sự đố kị, ganh ghét, đủ các chiêu trò để chơi xấu nhau để tranh giành khách hàng.

Hơn hết, nguyên nhân khiến có tình trạng này xảy ra đó là việc các dịch vụ nails của người Việt liên tục giảm giá, khiến cho thu nhập của thợ và chủ không cao như xưa. Nghề nail cũng đang đối mặt với cạnh tranh từ các nhóm nhập cư khác. Người Việt thường khéo tay, chịu khó nhưng giao tiếp kém nên không được chủ Mỹ coi trọng như thợ Hàn Quốc, Trung Quốc. Có thể nói nghề nail người Việt tại Mỹ đang thật sự bấp bênh và lung lay chỗ đứng của mình.

2. Mối đe doạ về sức khỏe

Thật ra, khi đến với nghề nail, những người thợ đã phải chuẩn bị cho mình một tâm lí về sức khoẻ. Việc hít phải hay đụng chạm đến các hoá chất về lâu về dài họ sẽ bị đau đầu, mắc bệnh đường hô hấp và bị dị ứng da nhiều hơn những người bình thường, nghiêm trọng hơn là có khả năng gây ung thư. Bên cạnh đó, họ ngồi liên tục từ 8-10 tiếng đồng hồ ngâm tay chân, cắt da và sơn sửa cho hết lượt khách này tới lượt khách khác khiến lung họ sẽ bị đau nhức, lưng gù, béo bụng và đôi bàn tay thì thô ráp, bong tróc, ngón cái bị chai và sưng to.

3. Gánh nặng gia đình ở quê nhà

Dù luôn miệng bảo mệt mỏi với làm cái nghề này lắm nhưng nail có một ma lực khủng khiếp, đã đặt chân vào rồi, khó mà rút ra được. Xuất ngoại làm nail không những cứu cánh cho người Việt trên đất Mỹ mà còn mang tới cho nhiều người cơ hội đổi đời cho người thân ở quê nhà. Không chỉ gửi tiền về nhà cho người thân, nhiều người Việt đã định cư tại đây rồi kéo gia đình họ hàng sang làm cùng. Hầu hết, người chọn nghề nail đều là vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cần tiền để trang trải cuộc sống: có người là du học sinh từ chối sự giúp đỡ của gia đình, có người kỹ sư vừa mới tốt nghiệp vẫn đang loay hoay tìm cho mình một chỗ đứng để gửi tiền về gia đình ở Việt Nam để phụ giúp.

4. Bấp bênh giữa đại dịch

Nghề nail đã mang về cho cộng đồng người Việt luồng gió mới, là một nghề giúp người Việt “xóa đói, giảm nghèo” ngay trên đất Mỹ nhưng đó là trước khi dịch bênh Covid-19 xảy ra. Đại dịch đã làm đạo lộn và mang lại hiều bất ổn cho nghề này. Có những tiệm nail được chính phủ cho phép mở cửa để đón khách nhưng hạn chế số lượng khách đến, có những tiệm nail nằm trong trung tâm thương mại (mall) phải đóng cửa cho đến khi trung tâm mở lại. Và khi không còn việc làm thì tất cả mọi chi phí sinh hoạt chỉ còn trông cậy vào gói hộ trợ của chính phủ Mỹ tuy nhiên số tiền hỗ trợ chỉ đủ để họ trả tiền nhà. Do đó, một số chủ tiệm đành mở “outdoor nail salon” (tiệm nail ngoài trời) để kiếm sống.

Thực sự nghề nào rồi cũng có lúc thăng có lúc trầm, người mà có thể tồn tại và phát triển được trong những lúc khó khăn là những người biết nắm bắt cơ hội, có ý tưởng kinh doanh sáng tạo và hơn hết là họ những người thật sự tận tâm với nghề.