Nghề nails ở Mỹ – Làm chủ hay làm thợ? (Kỳ 1)

Nghề nails ở Mỹ – Làm chủ hay làm thợ? Câu hỏi được nhắc đến và gây nên khá nhiều cuộc tranh luận giữa những người trong ngành. Vậy thì hôm nay tôi sẽ phân tích cái được và mất khi đứng ở hai khía cạnh, một là thợ, hai là chủ tiệm nails.

Là một người Việt luôn hy vọng có cuộc sống dễ dàng và sung túc hơn. Tôi đã có một quyết định làm thay đổi cuộc đời mình ở tuổi 25 và cho đến hiện tại. Tôi đã nhập cư vào Mỹ vì đi theo tiếng gọi của những đồng đô la. Với nghề nails đang nổi lên như cồn thống trị bởi cộng đồng người Việt tại Mỹ ở thời điểm 8 năm trước. Tôi khăn gói lên đường mang theo “giấc mơ Mỹ” và mong muốn đổi đời.

Vừa là nghề, vừa là nghiệp có thể giúp tôi nuôi sống bản thân và gia đình nhỏ của mình. Nhìn lại khoảng thời gian qua có thăng có trầm. Nhưng hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe những niềm vui và lợi ích mà công việc này mang lại ở khía cạnh của một thợ nails.

1. Tìm việc làm nails không khó

Tiệm nails ở Mỹ mọc lên như nấm, mà đa phần là sở hữu bởi chủ người Việt. Không cần biết nhiều tiếng Anh cũng có thể xin được việc. Công việc cũng khá đơn giản và không quá phức tạp. Bạn chỉ cần đi học tối đa khoảng 1 năm để sở hữu một cái bằng chính thức. Điều đó khiến bạn dễ dàng để xin được việc và làm ổn định ở một nơi. Tùy vào trình độ tay nghề mà người thợ sẽ được trả một mức lương tương xứng.

2. Kiếm tiền dễ dàng

Thợ nails chỉ cần chịu khó, kiên trì, có chút năng khiếu thì lại càng là lợi thế. Đối với những người thợ đã qua đào tạo và có bằng cấp hành nghề, việc kiếm hơn trăm đô một ngày cũng không quá khó.

Khác với ở Việt Nam, người Mỹ có thói quen đi tiền tip. Có hôm may mắn, tôi còn nhận được tiền tip nhiều hơn cả số tiền cho bộ móng mình vừa mới làm cho khách. Đối với tiền boa của khách, thợ nails sẽ được lãnh trọn mà không phải chia chác với chủ tiệm. Cho nên tôi luôn cố gắng làm tốt nhất công việc của mình và làm cho khách hàng hài lòng nhất có thể. Vì nếu may mắn gặp khách “sộp”, bạn sẽ được tip khá hậu hĩnh.

Việc nhận lương cũng khá dễ chịu. Thợ có thể yêu cầu nhận 50% tiền check và phần còn lại sẽ được lãnh tiền mặt theo yêu cầu. Và với số tiền cash này, tôi không phải trả thêm bất cứ khoản thuế nào.

Lương của thợ nails là bao nhiêu một tháng
Thợ nails có thể yêu cầu được nhận một phần lương bằng tiền mặt

3. Chủ tiệm tốt bụng

Sau nhiều lần chuyển chỗ làm, tôi cũng tìm được nơi mình có thể hòa hợp. Lần này, tôi may mắn khi gặp một người chủ vô cùng tốt tính. Bà không cau có, gắt gỏng như vài người chủ trước của tôi. Mà lại rất thương nhân viên, mặt lúc nào cũng nở một nụ cười tươi rói. Đối với nhân viên mới, khi sai phạm bà chỉ nhắc nhở. Tôi học được nhiều thứ từ kinh nghiệm của bà và cả những câu chuyện đời thường bà hay kể.

4. Thỏa sức sáng tạo

Công việc đòi hiểu sự khéo tay và gu thẩm mỹ của mỗi người thợ. Cho nên nếu nói công việc vẽ móng là một nghệ thuật thì người thợ làm nails đích thị là một nghệ sĩ. Là một người có một ít năng khiếu hội họa, cộng với thời gian học nghề ở xứ người. Vì thế, tôi tự tin phác họa những ý tưởng của bản thân và khách hàng lên từng bộ móng.

Tôi luôn phải cập nhật xu hướng nails mới nhất để bản thân không bị lỗi thời. Bên cạnh đó còn có thể sáng tạo ra những mẫu nails đẹp, độc, lạ. Ngắm nhìn những bộ móng sau khi hoàn thiện khiến tôi cảm thấy vô cùng vui vẻ. Và một ngày cứ trôi với hàng chục bộ nails như thế. Mỗi bộ móng là một tác phẩm riêng mang phong cách của cả chủ nhân và người thợ.

nails đẹp
Thợ nails thỏa sức sáng tạo nên những bộ nails độc đáo

5. Tiếp xúc với nhiều người

Mỗi một người khách đến với tiệm nails có những câu chuyện từ những ngành nghề khác nhau. Nhờ vậy mà tôi cũng góp nhặt được một ít kiến thức ở các lĩnh vực đa dạng. Tôi còn được biết và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa ở Mỹ. Từ đó có thể nhìn khách mà đoán được tính cách và lựa lời để nói chuyện với họ.

Vốn tiếng Anh của tôi ban đầu khá là hạn chế. Nhưng từ khi gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người bản xứ, tôi đã có thể hiểu và trả lời một vài câu tiếng Anh cơ bản. Việc biết cách làm cho khách hàng cảm thấy vui vẻ và dễ chịu khi sử dụng dịch vụ cũng là một ưu thế.

nail salons
Gặp gỡ những khách hàng khác nhau

Bạn sẽ luôn tìm thấy niềm vui nếu như bạn thật sự yêu thích công việc này và sống với nó. Nếu muốn biết thêm về câu chuyện nghề nails ở Mỹ của mình, thì hẹn các bạn một ngày gần nhất mình chia sẻ tiếp nhé!

One thought on “Nghề nails ở Mỹ – Làm chủ hay làm thợ? (Kỳ 1)

Comments are closed.