Ngành nail Việt ở Mỹ: Thăng trầm với cái nghề “Cúi mặt hầu khách”

Ngành nail Việt ở Mỹ: Thăng trầm với cái nghề "cuối mặt hầu khách
Tippi Hedren, nữ minh tinh Hollywood nổi tiếng với bộ phim kinh dị “The Birds” có lẽ không hề ngờ rằng cái ngày bà mang thợ làm nail của mình dạy nghề cho 20 phụ nữ Việt tại Hope Village (California) năm 1975 lại trở thành ngày khai sinh ra một “nghề truyền thống” của người Việt tại Mỹ. Bằng sự khéo léo của mình. Các thợ nail Việt Nam đã tạo nên “thương hiệu” nổi tiếng trong nghề làm nail tại Mỹ.

1. Cạnh tranh khắc nghiệt

Ai làm trong nghề nails đều hiểu cạnh tranh giữa các tiệm nails càng lúc càng khốc liệt. Nhiều người nghĩ rằng giữa người Việt với người Việt ở đất khách này sẽ tương trợ và giúp đỡ. Nhưng có một thực tế phũ phàng đó là sự đố kị, ganh đua, tranh giành khách giữa những người thợ nail trong tiệm.

Các tiệm mới xuất hiện khắp nơi, trong các khu mua sắm lẫn trung tâm thương mại. Cạnh tranh trong nghề nail là một điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng có một hiện tượng gây tranh cãi hiện nay trong nghề nail: đó là việc các dịch vụ nails liên tục giảm giá, khiến cho thu nhập của thợ và chủ không cao như xưa. Nghề nail cũng đang đối mặt với cạnh tranh từ các nhóm nhập cư khác. Hàn Quốc nhập cư được mệnh danh là ‘vua giặt khô’ tại Mỹ, nhưng giờ đây Các tiệm nail người Việt cũng đang bị tiệm Hàn Quốc lấn át. Có thể nói nghề nail người Việt tại Mỹ đang thật sự bấp bênh và lung lay chỗ đứng của mình.

2. Nguy cơ về sức khỏe

Ai cũng biết là một số hóa chất sử dụng trong nghề nail là độc hại đến sức khỏe của người thợ. Một số hóa chất được cảnh báo có khả năng gây ung thư. Người thợ cũng phải chấp nhận rủi ro khi chọn làm công việc này để kiếm sống, tự lừa mình: “Có chết ngay đâu mà lo”. Thực tế cho thấy thợ nail bị đau đầu, mắc bệnh đường hô hấp và bị dị ứng da nhiều hơn những người bình thường, do phải tiếp xúc với các hóa chất có độ độc hại cao hơn mức được khuyến cáo, theo nghiên cứu trên các tạp chí khoa học. Những người làm nail thường có đôi bàn tay thô ráp, bong tróc, ngón cái bị chai và sưng to. Nhìn vào cơ thể mình, người làm nail đa phần béo bụng, lưng gù vì cả ngày ngồi cắm mặt vào tay, vào chân của khách.

3. Gánh nặng gia đình

Dù luôn miệng bảo chán làm cái nghề này lắm nhưng nail có một ma lực khủng khiếp, đã đặt chân vào rồi, khó mà rút ra được. Xuất ngoại làm nail mang tới cho nhiều người cơ hội đổi đời. Không chỉ gửi tiền về nhà cho người thân, nhiều người Việt đã định cư tại đây rồi kéo gia đình họ hàng sang làm cùng. Nhiều người chọn nghề nail đều là vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cần tiền để trang trải cuộc sống: có người là du học sinh từ chối sự giúp đỡ của gia đình, có người kỹ sư vừa mới tốt nghiệp vẫn đang loay hoay tìm cho mình một chỗ đứng để gửi tiền về gia đình ở Việt Nam để phụ giúp.

4. Bấp bênh giữa đại dịch

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nghề nail đã mang về cho cộng đồng người Việt luồng gió mới, là một nghề giúp người Việt “xóa đói, giảm nghèo” ngay trên đất Mỹ. Nhưng trước đại dịch không ngờ lần này, không chỉ riêng nghề nail người Việt gặp khó khăn mà hầu như ngành nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Có những tiệm nail được chính phủ cho phép mở cửa để đón khách, có những tiệm nail trong trung tâm thương mại (mall) phải đóng cửa cho đến khi trung tâm mở lại, nên đành mở “outdoor nail salon” (tiệm nail ngoài trời) – Một hình ảnh đẹp cho ý tưởng này kinh doanh sáng tạo và cả những tâm huyết cũng như tình cảm mà người thợ dành cho cái nghề này.

Nghề nào cũng có lúc thăng có lúc trầm, đã qua rồi cái “thời huy hoàng ” của nghề nail mang lại cuộc sống sung túc cho người Việt tại Mỹ. Nhưng vẫn còn đó những con người tận tâm với nghề, dành tình cảm với nghề “cúi mặt hầu khách” bạc bẽo này. Tình cảm đó thật đáng trân trọng làm sao.

Chung tay góp chút sức cùng ngành nail vượt qua khó khăn lần này, 𝐒𝟑 𝐒𝐩𝐚 mang đến chương trình 𝐓𝐫𝐚𝐝𝐞 𝐢𝐧𝐬 – “Ghế mới đổi ghế cũ” với mức trợ giá lên đến $1,000. Quý khách có thắc mắc vui lòng liên hệ ngày (678) 889-5090 để được tư vấn miễn phí.