NHỮNG NGUY HIỂM TIỀM ẨN KHI LÀM VIỆC TRONG NGÀNH NAIL

Công việc làm móng tưởng chừng đơn giản nhưng ít ai ngờ tới nó chính là nguy cơ lây bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được. Theo định mức của Uỷ ban sức khỏe lao động Mỹ, thợ làm nail chỉ được phục vụ hai khách hàng trong một ngày, nhưng trên thực tế, hầu như tất cả các thợ làm nail đều làm việc quá mức quy định, điều này vô tình dẫn đến nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Vậy những nguy hiểm tiềm ẩn nào trong ngành nail mà người thợ cần biết và nên tránh, hãy cùng S3SPA theo dõi bài viết dưới đây.

1. NHỮNG TÁC HẠI TIỀM ẨN TRONG NGÀNH NAIL

Tác hại của nghề nail từ nước sơn móng tay (Dibutyl phthalate – DBP)

Tiếp xúc lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho da vùng miệng, mắt, mũi và ảnh hưởng đến cổ họng, mũi. 

Chất làm lỏng móng tay nhân tạo (Ethyl methacrylate – EMA)

Đây là nguyên nhân khiến các bạn kỹ thuật viên nail dễ có nguyên cơ mắc bệnh hen suyễn. Gây ảnh hưởng cho bé khi còn đang trong bụng mẹ.

Toluene có trong sơn móng tay và keo dán móng

Khiến vùng da tiếp xúc bị khô, bong da, nứt nẻ. Gây ảnh hưởng đến thận và nguy cơ hư gan. Không những vậy, chất này con gây ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ bầu đang trong quá trình thai nghén. 

Một số loại hóa chất khác

Hầu hết các chất được liệt kê tiếp theo đây sẽ gây ảnh hưởng cho da, mắt, mũi, miệng. Khiến đầu óc không thể tập trung, thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu và nôn ói…:

  • Hợp chất amoni (chất khử trùng).
  • Methyl methacrylate – chất có trong sản phẩm làm móng nhân tạo – chất  này bị cấm trong một số tiểu bang ở nước ngoài. 
  • Isopropyl acetate.
  • Formaldehyde – sơn móng tay, làm cứng móng tay.

2. Một số phương pháp bảo vệ sức khỏe nhân viên nail

Nghề nail có độc hại không? Câu trả lời là không, nếu bạn biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân và áp dụng các phương pháp sau:

– Sử dụng các sản phẩm chất lượng, an toàn, uy tín: Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, yếu tố cần thiết đầu tiên vẫn là sản phẩm, dụng cụ trang thiết bị hành nghề phải đảm bảo chất lượng. Đối với ngành nail, các sản phẩm tuyệt đối không chứa chất toluene, formaldehyde, dibutyl phthalate, acid metacrylic, là những chất giúp giữ màu sơn, tạo độ bóng cho móng. Tuy nhiên có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh…và nguy hiểm cho sức khỏe.

– Đeo găng tay mỗi khi làm nail cho khách hàng: để hạn chế bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác. Đồng thời cũng hạn chế sự ảnh hưởng của sản phẩm đến nhân viên làm nail. Lưu ý nên thay găng tay thường xuyên, không sử dụng lại khi có vết đứt, rách hay thủng lỗ.

– Vệ sinh tay sạch sẽ sau mỗi lần làm việc: không cho tay tiếp xúc với vùng mặt, mắt, mũi. Nhằm hạn chế sự gây hại của vi khuẩn và mẫn cảm với các thành phần có trong sản phẩm làm móng. Nên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và rửa lại thật kỹ với nước sạch.

– Giữ vệ sinh nơi làm việc, dọn dẹp thoáng mát: Tạo một môi trường sạch sẽ, thoáng mát cũng là một trong những cách bảo vệ sức khỏe nhân viên làm nghề nail. Bạn nên mở cửa sổ, cửa ra vào khi cần thiết, để cho không khí được thoáng mát hơn. Nhằm hạn chế sự nhiễm khuẩn trong môi trường làm việc.

– Đeo khẩu trang khi cần thiết: Trong quá trình làm việc sẽ tiếp xúc với mùi hương của sản phẩm cũng như bụi bẩn, do đó đeo khẩu trang là biện pháp rất cần thiết giúp bạn hạn chế một số bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn làm trong nghề nail có thêm thông tin bổ ích, trang bị thêm cho bản thân nhiều cách phòng ngừa và tránh được các trường hợp gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chúc các bạn thành công